Bước 3: Phương pháp luận đoán qua Chánh và Biến tượng Dịch

Ấm trà dịch lý

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Có hai phương pháp luận chính (còn nhiều phương pháp bất thường khác nữa)
1/ Phương pháp 1- Đồng ( giống) lấy dị (khác) làm luận:
Khi sự lý ( câu hỏi hoặc tình tiết câu chuyện xảy ra) hợp với ý nghĩa 1 trong hai quẻ ( quẻ Chánh hoặc quẻ Biến) thì lấy ý nghĩa của quẻ còn lại trả lời.
Thí dụ: Anh A có đi không? Chánh tượng Biến tượng
☰                                          ☰
☱*                                         ☳
Lý                                   Vô vọng
Lễ dã                             Thiên tai dã
Lộ hành                           Xâm lấn
– Chuyện đi của anh A sẽ gặp thất vọng
=> vậy là anh A không đi
2/ Phương pháp 2 – Dị (khác) thì lấy đồng ( giống nhau) mà quy:
Khi sự lý ( câu hỏi hoặc tình tiết câu chuyện xảy ra) không hợp với quẻ nào hết
thì lấy ý nghĩa của cả hai quẻ nối lại thành một câu nói hợp với nội dung trả lời.
Thí dụ: ngày mai có mưa không ?
☶                                                     ☷
☷                                                     ☷
Bác                                       Thuần Khôn
Lạc dã                                 Nhu thuận dã
Tiêu điều                      thuận theo mà được lợi
Mất               sự                      u ám
Mất u ám    là             không có mây đen chuyển mưa
=> ngày mai không mưa
Câu hỏi có mưa không ? không hợp với quẻ chánh hay biến gì cả.
Thì ta lấy ý nghĩa của mỗi quẻ vài chữ rồi nối nó lại thành một câu nói có nghĩa
để trả lời cho ý muốn biết.
Mưa không phù hợp với 1 trong 2, nên ta phải lấy ý của một câu nói mang ý
nghĩa của cả hai quẻ thành câu trả lời. “Mất u ám” tức là Trời không mưa.

Thanh Từ

You may also like

Leave a reply

More in Học Dịch