Sống Hạnh Phúc

Ấm trà dịch lý

SỐNG HẠNH PHÚC
Tác giả: bác sỹ Howard C. Cutler ghi lại cuộc nói chuyện với Đạt Lai Lạt Ma

Một số điều rút ra từ cuốn sách

1.    Mục đích của cuộc đời ta là HẠNH PHÚC
Khi đối diện với cảm giác chán nản và bối rối, có thể sẽ có ích khi ta dành ra một giờ, một buổi chiều, hay nhiều ngày để suy nghĩ về đâu là cái thực sự mang lại hạnh phúc cho ta, rồi sau khi xác định được những điều gì sẽ mang lại hạnh phúc cho ta thì ta sẽ sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên trong cuộc sống, trong công việc, trong các quan hệ… trên cơ sở của những điều sẽ mang lại hạnh phúc cho ta.

2.    Mục đích của cuộc đời là TÌM KIẾM HẠNH PHÚC – muốn có hạnh phúc tức là không còn đau khổ – muốn không còn đau khổ thì tìm các nguyên nhân gây ra đau khổ và không tạo ra các nguyên nhân đó thì sẽ không có đau khổ phát sinh à đau khổ không phát sinh thì hạnh phúc xuất hiện ra (nghĩa là hạnh phúc tự nó có ở đó, chỉ bị đau khổ che lấp đi mà thôi, nay đau không không có nữa thì hạnh phúc tự hiện ra)

3.    Nguồn mạch của hạnh phúc được tạo ra theo 4 bước sau đây, đây là 4 giai đoạn hay nói cách khác là 4 đoạn đường một con người phải đi qua, lưu ý rõ ràng là khi đến con đường nào thì phải dùng phương tiện thích hợp để đi trên con đường đó, khi đi xong con đường đó rồi thì không cần dùng phương tiện cũ, phải sử dụng phương tiện mới để đi tiếp chặng đường của con đường mới thì mới đi tiếp được. còn nếu lưu luyến phương tiện thì sẽ dừng chân không thể tiếp tục di chuyển:
a.    Chặng đường thứ 1 là giàu có
b.    Chặng đường thứ 2 là thoả mãn thế tục
c.    Chặng đường thứ 3 là tâm linh
d.    Chặng đường thứ 4 là giác ngộ
4 chặng đường này là toàn thể cuộc tìm kiếm hạnh phúc của mỗi cá nhân.

4.    Hạnh phúc = sự hài lòng
a.    Sự hài lòng được tạo ra do cảm nhận tự thân chứ không ai có thể nói là “bạn hài lòng đi” và ta hài lòng được.
b.    Sự hài lòng của một người được tạo ra chủ yếu từ khuynh hướng  SO SÁNH.

5.    Ba công cụ tạo nên hạnh phúc và 1 yếu tố cần có để sử dụng 3 công cụ này
a.    công  cụ 1 là sức khoẻ tốt.
b.    công cụ 2 là các của cải tích góp được.
c.    công cụ 3 là bạn bè, đồng chí mà có thể quan hệ trên tình thân và lòng tin.
d.    yếu tố cần có để sử dụng được 3 công cụ này thì mới tạo ra được hạnh phúc, đó là TRẠNG THÁI TINH THẦN.

Điều này giống như cần có 3 loại nguyên liệu để làm một món ăn ngon nhưng để có được món ngon thì cần có lửa – một ngọn lửa bình ổng và kiểm soát được, nếu không thì dù có 3 loại nguyên liệu này mà không có lửa thì cũng không thể có món ăn ngon, thậm chí nếu có lửa theo ý của người nấu thì ngay cả khi thiếu 1 hay 2 nguyên liệu vẫn có thể ăn được – nói cách khác là khi trạng thái tâm thần bình ổn thì ngay cả trong hoàn cảnh nghèo khó vẫn có thể thấy hạnh phúc.

Khi ta ở trong trạng thái giận giữ hoặc chán ghét quá độ, thì dù trong tay có những tài sản rất lớn thì ra cũng muốn phá hỏng chúng, vứt bỏ chúng, tại thời điểm này thì tài sản đối với ta chẳng có ý nghĩa gì.

Khi ta ở trong trạng thái giận giữ hoặc chán ghét quá độ, thì ngay cả người bạn thân nhất của ta cũng là một thứ gì đó lạnh lẽo, xa vời và làm ta khó chịu.

Như vậy, rõ ràng là khi mức độ bình an trong tâm trí càng lớn thì khả năng hưởng được một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc trong cuộc đời càng lớn.

Đạt Lai Lạt Ma nói:
chừng nào còn thiếu kỷ luật nội tại đưa đến tâm an tịnh thì dù cho hoàn cảnh vật chất hay các tiện nghi bên ngoài có như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chẳng bao giờ mang lại cho ta cảm giác vui tươi, hạnh phúc.
Ngược lại, khi ta có tâm an tịnh thì cho dù thiếu một vài yếu tố mà ta cho là tạo nên hạnh phúc (sức khoẻ, vật chất) thì ta vẫn cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Kỷ luật tinh thần là gì:
Kỷ luật tinh thần là mỗi sáng thức dậy, suy nghĩ về những điều tích cực sẽ làm trong ngày và mỗi buổi tối đánh giá kết quả làm việc của ngày hôm đó. Ngày nào cũng vậy.

6.  Sự hài lòng nội tâm
Suy nghĩ đầu tiên: tôi muốn có cái này
Suy nghĩ thứ hai: À, tôi có THẬT SỰ cần cái này không?
Suy nghĩ thứ ba:  cái này có mang lại hạnh phúc cho tôi?

Ta có nhiều ước muốn, vậy làm sao phân biệt được ước muốn nào là ước muốn tích cực và ước muốn nào là ước muốn tiêu cực?
Cả hai loại ước muốn này, khi đạt được thì đều cho ta cảm giác thoả mãn tức thời, do đó ta luôn muốn đạt được ước muốn để có được cảm giác thoả mãn đó
Vậy làm sao phân biệt được ước muốn nào là tích cực để ta vẫn có thể có được cảm giác thoả mãn khi đạt được ước muốn mà không chịu hậu quả tiêu cực?

Sự thoả mãn, chính bản thân nó không phải là tiêu chí đánh giá về một ước muốn, vì bất kỳ ước muốn nào khi đạt được đều tạo ra sự thoả mãn.

7.    Ước muốn tích cực là ước muốn mà sau khi cảm giác thoả mãn qua đi thì hệ quả của việc đạt được ước muốn đó là tích cực

8.    Ước muốn tiêu cực là ước muốn mà sau khi cảm giác thoả mãn qua đi thì hệ quả của việc đạt được ước muốn đó là tiêu cực

Ví dụ như ta muốn có một tài sản quí giá dựa trên ước muốn có nhiều, có nhiều hơn nữa, thì khi có được tài sản đó rồi, ta lại muốn có nhiều hơn nữa, và đến khi ta đi đến giới hạn của khả năng của chính mình thì ta đối mặt với việc không thể có nhiều hơn nữa, khi đó ta sẽ mất hết hy vọng và ta sẽ chìm vào trầm cảm.
Cơ sở tối hậu của việc tìm kiếm cái hơn nữa là một cảm giác chưa đầy đủ, một cảm giác không hài lòng. Cảm giác chưa hài lòng ấy, cảm giác muốn có hơn và có hơn nữa ấy không nảy sinh từ tính chất đáng mơ ước của tự thân của các vật ta đang tìm kiếm mà từ trạng thái tâm thức của chính chúng ta.

9.    Lòng tham là gì
Lòng tham là một sự phóng đại của ước mơ dựa trên sự ham muốn thái quá
Khi đối diện với lòng tham, một đặc trưng rất dễ thấy là dù lòng tham xuất phát từ ước mơ, nhưng khi ta đạt được ước mơ thì lại không thoả mãn được lòng tham. Động cơ sâu xa của lòng tham là tìm kiếm sự thoả mãn, nhưng khi có được đối tượng hằng ao ước đó thì ta lại KHÔNG THOẢ MÃN.
Thuốc giải của lòng tham là SỰ HÀI LÒNG! Nếu ta có được cảm giá hài lòng đủ mạnh thì dù ta có đạt được đối tượng của ước mơ hay không thì ta vẫn cứ hài lòng.

10. Làm thế nào để có được sự hài lòng: có 2 cách để đạt được sự hài lòng:
a.    Đạt được hết mọi điều ta mong muốn và ước ao (nếu ta ước ao điều ta không thể thì sẽ không bao giờ ta đạt được sự hài lòng)
b.    Mong muốn và thích thú thứ ta đang có.

11. Luyện tâm hạnh phúc
a.    Học
b.    Tin
c.    Quyết tâm
d.    Cố gắng

HỌC:
–      Học cách phân biệt và nhận ra những cảm xúc và những hành vi tiêu cực, gây hại cho ta
–      Học cách nhận ra các tình cảm có ích có tác dụng như thế nào đến ta

TIN
–      Lòng tin xây dựng trên các kinh nghiệm thực tế của chính ta
–      Không tin khi chỉ nghe người khác nói mà phải tin bằng chính sự trải nghiệm của chính mình
–      Tự thấy được điều xấu có ảnh hưởng như thế nào đến mình
–      Tự thấy được sự cần thiết phải thực hành điều tốt

QUYẾT TÂM
–      Quyết tâm là lòng tin được củng cố thành một ý chí
–      Khi nhận ra được sự cần thiết phải làm điều tốt, phải có các cảm xúc tích cực thì sẽ có đủ quyết tâm thực hiện khi phải đối mặt với các lựa chọn của các hành động dẫn đến các cảm xúc tích cực hay tiêu cực, vì cả hai đều giúp ta có được khoái cảm khi đạt được mục tiêu

CỐ GẮNG
–      Cố gắng có nghĩa là mỗi ngày đều phải thực hành quyết tâm của mình
–      Mỗi buổi sáng phải suy nghĩ và lập kế hoạch những điều tích cực phải làm trong ngày
–      Mỗi buổi tối phải đánh giá lại những việc đã làm trong ngày, làm tốt thì hài lòng, làm chưa tốt hay chưa làm thì tự phê bình chính mình để ngày mai có thêm quyết tâm làm việc tích cực của ngày mai.

12. Một mối quan hệ bền vững:
Một mối quan hệ bền vững được xây dựng trên cơ sở của sự yêu mến, tình cảm và tôn trọng lẫn nhau như những con người.

13. ĐAU KHỔ: ĐAU KHỔ LÀ DO TỰ MÌNH TẠO RA!!!

Đau khổ được tạo ra như thế nào?
Ta tạo ra đau khổ bằng cách trách người khác làm khổ mình và đó là cách chắc chắn nhất để tạo ra đau khổ

Đau khổ được tăng thêm như thế nào?
Rất thường xuyên, ta duy trì nỗi đau của mình, giữ cho nó sống mãi bằng cách tua đi tua lại những tổn thương trong tâm trí mình, phóng đại những bất công mà mình phải chịu đựng trong quá trình đau khổ, chúng ta lặp lại những ký ức đau thương với một ước muốn vô thức rằng điều đó sẽ làm thay đổi hoàn cảnh của mình, và điều đó không bao giờ xảy ra.

Đôi khi, việc lặp đi lặp lại miên man những lời than thân trách phận có thể mang lại một chút ít hào hứng cho cuộc sống, thêm vào một chút ít bi thương hoặc lôi kéo sự chú ý và đồng cảm của những người khác, nhưng đó là sự đổi chác tồi vì để đạt được một chút đồng cảm đó thì ta lại phải kéo dài và làm trầm trọng hơn nỗi khổ của mình.

Nói chung, những tổn thương tinh thần và tình cảm có thể xảy ra một cách tự nhiên và không lường trước được nhưng thường thì chính sự củng cố  những tình cảm tiêu cực đó mới làm cho nó tồi tệ đến thế.

Như vậy, việc ta có phản ứng hay không sẽ quyết định ta có đau khổ hay không!!!

Không phải ai cũng tránh được các hoàn cảnh khó khăn, nhưng ai cũng có thể điều chỉnh được mức độ đau khổ bằng cách lựa chọn cách mình phản ứng với hoàn cảnh.

14.  Sự thay đổi
Máu không ngừng chảy!
Bản chất của hiện tượng là thay đổi liên tục
Sự thật là cuộc đời liên tục thay đổi
Nếu chúng ta không chấp nhận điều đó thì chúng ta sẽ CỐ ĐỊNH nỗi đau khổ của mình.

15. DỊCH LÝ: lý của sự thay đổi
Trong khi việc chấp nhận sự thay đổi là không thể tránh khỏi sẽ giúp ta giải quyết được nhiều vấn đề thì việc nắm vai chủ động bằng cách chuyên chú học về những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày, có thể ngăn ngừa ngày một nhiều hơn những mối lo âu thường nhật, vốn là nguyên do của nhiều rắc rối của chính mình.

Nguyên tắc chung là: lớn để rồi xa
Khoảng cách lớn dần không nhất thiết luôn là thảm hoạ, đó cũng có thể là một phần của chu kỳ quay lại với một tính chất quan hệ mới, trong một dạng thức mới, một tầng chất mới của một mối quan hệ – ngay khi cảm thấy sự thất vọng nhất như có một điều gì đó đã biến mất, thì chính lúc đó một sự thay đổi sâu sắc đã xảy ra.

16. Sức mạnh lớn nhất: sự kiên nhẫn
17. Tổn thương lớn nhất: sự ganh ghét.

18. Lợi ích của việc thiền định: thiền định Vipassana giúp cho ta cảm nhận được nỗi đau và chuẩn bị cho việc đối diện với đau khổ khi đau khổ xảy ra với ta
Khi đội nón bảo hiểm thì tai nạn chưa xảy ra – khi nhìn thấy tai nạn xảy ra với ta thì không kịp đội nón bảo hiểm nữa
Một cây lớn rễ cắm sâu xuống đất thì chịu được bão to – nhưng đó là do rễ cắm từ rất lâu trước khi có bão, khi bão đến chân trời thì không thể mọc rễ kịp nữa.
Trong quá trình ngồi thiền, người tu thiền sẽ học được cách đối diện với đau khổ và cách không bị đau khổ trên thực tế – điều đó phải được học và thực hành liên tục trước khi đau khổ ập đến vì khi đau khổ đến thì những cảm xúc do nó gây ra sẽ mạnh đến mức vượt ra ngoài sự kiểm soát tâm trí bình thường, và chỉ có sự luyện tập từ trước mới giúp ta chế ngự được tâm trí và giảm thiểu sự đau khổ trong tâm của mình, và dẫn đến việc không còn đau khổ.

19. Ý nghĩa của cơn đau
Đau đớn về thể xác là một tiến trình sinh lý
Đau khổ là sự đáp ứng trong tinh thần và tình cảm của ta đối với cơn đau.

Câu hỏi:
–      Mục đích và ý nghĩa của cơn đau?
–      Tìm ra mục đích và ý nghĩa của cơn đau có giúp ta điều chỉnh thái độ của mình với cơn đau?
–      Sự thay đổi thái độ với cơn đau có làm giảm nhẹ mức độ đau đớn khi ta bị tổn thương thân thể hay không?

Bác sỹ Paul Brand viết trong cuốn sách Pain – the gift nobody wants về vai trò của hệ thống cảnh báo cơn đau của bệnh nhân phong:
–      Không có sự bảo vệ của cơn đau, bệnh nhân phong thiếu mất hệ thống cảnh báo họ về sự tổn thương cơ
–      Trong khi bệnh nhân ngủ rất ngon thì chuột có thể gặm ăn mất ngón tay hay ngón chân mà bệnh nhân không hề hay biết.
–      Chúng ta nên xem đau đớn không phải là kẻ thù, mà là một hệ thống sinh học tinh tế và phức tạp nhằm cảnh báo cho chúng ta về những tác hại chi cơ thể, và do đó bảo vệ chúng ta!
–      Bản thân việc đau không phải là sự khó chịu mà cái cảm giác khó chịu của cơn đau mới làm cho ta thúc đẩy toàn bộ cơ thể phản ứng và lưu lại kinh nghiệm để bảo vệ ta trong tương lai.

Khi chúng ta khoẻ, chúng ta có thể suy nghĩ về cơn đau và chuẩn bị cho việc đón nhận cơn đau từ khi còn khoẻ, khi cơn đau đến, thì do tính cấp tính của cơn đau nó sẽ làm chúng ta không thể suy nghĩ một cách khách quan được nữa.
Điều quan trọng để khi bị đau mà không đau khổ, đó là thái độ đối với cơn đau: thái độ mà chúng ta xây dựng từ trước khi cơn đau ập đến có thể quyết định chuyện đau khổ sẽ ảnh hưởng đến ta như thế nào khi nó xuất hiện.
Khi thái độ thay đổi là đau khổ sẽ biến mất.
Điều này đặc biệt đúng với những ai đã trải qua khoá thiền Vipassana – đây là một sự thật được chứng minh và trải nghiệm ngay trên từng milimet thân thể của các thiền sinh.

20. THÀNH CÔNG
Động cơ + quyết tâm = thành công

Có 3 loại động cơ: sinh tồn, bẩm sinh, xã hội

–      Động lực sinh tồn dựa trên nhu cầu sinh học, cần phải được đáp ứng để sinh tồn (thức ăn, nước uống, không khí…)
–      Động lực bẩm sinh dựa trên nhu cầu kích thích và thông tin của con người, đòi hỏi sự trưởng thành của cơ thể và của hệ thần kinh.
–      Động lực về thành công, quyền lực, địa vị, thành đạt, đòi hỏi quá trình học trong xã hội và các động lực này được hình thành trong quá trình học.

Thành công là một quá trình TIỆM TIẾN
QUYẾT TÂM + NỖ LỰC + THỜI GIAN là những bí mật thật sự của hạnh phúc

Khi bắt đầu quá trình thành công, điều đầu tiên là đặt ra những kỳ vọng hợp lý
–      đặt kỳ vọng cao quá: nản chí
–      đặt kỳ vọng thấp quá: không cần có quyết tâm (thiếu quyết tâm là thiếu 1 trong 3 bí quyết của hạnh phúc)

Phải phân biệt giữa LÝ TƯỞNG và TIÊU CHUẨN
–      Lý tưởng, giống như Vision – tầm nhìn – là một mục tiêu cần đạt đến trong dài hạn, là một định hướng
–      Tiêu chuẩn là những mục tiêu lượng hoá được các thành tựu cần đạt đến trong một khoảng thời gian nhất định tại một không gian xác định
Việc nhầm lẫn giữa Lý tưởng và Tiêu chuẩn sẽ dẫn đến cực đoan và cực đoan thì sẽ dẫn đến nản chí và hoàn toàn mất hy vọng.

Cực đoan cũng dẫn đến các hành vi tiêu cực như giận dữ, ghen ghét, tham lam…

Suy nghĩ them
Vision – Lý tưởng: là mục tiêu dài hạn một người/tổ chức muốn đạt tới
Mission – Tiêu chuẩn trong từng giai đoạn để qua đó từng bước đạt tới lý tưởng
Statement – Phương thức đạt tới mục tiêu, dù là Vision hay Mission, nhưng thông thường là phương thức đạt tới mục tiêu ngắn hạn – những mục tiêu lượng hoá được sẽ dẫn đến các phương thức đạt đến mục tiêu cụ thể.

21. Phương thức chữa đau khổ
Các tổn thương trong tình cảm và tâm trí cuối cùng cũng có thể bị tiêu diệt, thông qua việc vun trồng một cách có ý thức những lực đối diện như yêu thương, trắc ẩn, khoan dung, tha thứ và qua nhiều cách thực hành khác nhau, ví  dụ như thiền định.

Phát biểu này được dựa trên 3 tiên đề là
–      Tiên đề 1: các cảm xúc tiêu cực dựa trên sự vô tri, các cảm xúc tích cực dựa trên cơ sở thực tế
–        Tiên đề 2: các cảm xúc tiêu cực có thể được loại bỏ bằng cách chăm lo bồi dưỡng các cảm xúc tích cực như sự kiên nhẫn, lòng khoan dung, nhân hậu
–      tiên đề 3: bản chất cốt yếu của tâm trí là không bị ô nhiễm bởi những cảm xúc tiêu cực, vì cảm xúc tiêu cực không phải là một phần nội tại của bản chất cốt yếu, do đó chúng ta có khả năng tiêu diệt các xảm xúc tiêu cực và thanh luyện tâm trí.

22. GIẬN DỮ VÀ GHEN GHÉT
“Giận dữ và ghen ghét phá huỷ đức hạnh và sự bình an trong tâm trí”
–      Một cơn giận thường mang lại năng lượng cho hành động, giúp hành động một cách nhanh gọn và quyết đoán. Tuy nhiên, năng lượng của sự giận dữ là năng lượng không định hướng (mù quáng) nên không thể biết được kết quả cuối cùng là mang lại điều gì: sự xây dựng hay sự phá huỷ.
–      Năng lượng của cơn giận khi đi kèm với sự ghen ghét sẽ mang tính tiêu cực

“Chúng ta không thể chiến thắng sự tức giận và ghen ghét chỉ bằng cách đè nén chúng!”
thuốc giải của sự ganh ghét là lòng kiên nhẫn và khoan dung!
Lực đối diện với cơn giận của sự ganh ghét là lòng nhiệt thành tìm kiếm sự kiên nhẫn và khoan dung!
Nhiệt tình càng mạnh thì khả năng chịu đựng những cực nhọc trong quá trình tìm kiếm lòng khoan dung và kiên nhẫn càng cao. Và đây là một cuộc chiến nên sẽ có khi thắng, có khi thua, chiến thắng thuộc về người chịu đựng được khó nhọc trong quá trình bồi dưỡng, vui đắp, xây dựng tính khoan dung và sự kiên nhẫn.

Khi giận cao độ thì: “nó xoá sạch phần tốt đẹp nhất trong não của ta, là khả năng phân biệt giữa đúng và sai, giữa hậu quả dài hạn và ngắn hạn trong hành động, khả năng phán đoán bị tê liệt hoàn toàn, như là người mất trí, khi đó trong ta phát ra một xung động mang tính thù nghịch, như một làn hơi bốc ra mà người khác có thể cảm nhận được. khi chất chứa các tư tưởng thù ghét, ta có xu hướng co lại bên trong, gây ra ăn không ngon, ngủ không yêu, căng thẳng và xáo trộn”

Thù ghét và giận dữ là những cảm xúc nếu không kiểm soát thì sẽ tăng cường và lớn lên mãi. Nếu ta để cho các cảm giác đó cứ xảy ra và ta cứ bày tỏ chúng thì chúng sẽ càng ngày càng lớn lên thay vì yếu đi như ta  kỳ vọng vào việc “xả ra cho bớt giận”, do đó thay vì “xả cơn giận” thì nên chọn thái độ cảnh giác với cơn giận và tích cực giảm thiểu sức mạnh của cơn giận

Cảm xúc tức giận và ghen ghét nảy sinh từ một tâm trí bị quấy nhiễu bởi sự BẤT MÃN VÀ KHÓ CHỊU.

Giải pháp để không bị tức giận là: luôn xây dựng cảm giác hài lòng!

Khi cơn giận xảy ra, hãy đối diện với sự tức giận và phân tích:
–      Nhân tố nào làm phát sinh sự tức giận
–      Nhân tố nào làm phát sinh sự thù ghét
–      Nhân tố đó mang tính phá hoại hay xây dựng
Hoá giải bằng sự kiên nhẫn và lòng khoan dung

“yếu tố duy nhất có thể mang lại sự bảo hộ và che chở khỏi tác dụng phá hoại của lòng ganh ghét và sự tức giận là thực hành tính khoan dung và kiên nhẫn của mình” Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

23. Khi do dự trong hành động thì cần làm gì
Hành động 1:
–      Nếu vấn đề có giải pháp thì không phải lo lắng làm gì
–      Nế2u không có giải pháp thì việc gì phải lo lắng
Hành động 2:
Khi càng gần đến chỗ được thúc đẩy bởi lòng vị tha, ta càng bớt sợ hãi hơn khi phải đối diện với những tình huống gây ra lo lắng cho dù đến cao độ đi nữa

Từ đây trở đi là bài viết riêng của Thuận – không phải là tóm tắt cuốn sách Sống hạnh phúc

24. Ý nghĩa của cơn đau trong hệ thống quản lý

Theo bác sỹ Paul Brand – chuyên gia về bệnh phong – thì đau là “lời nói mà cơ thể chúng ta đang thốt ra về  một chủ đề có tầm quan trọng sống chết đối với ta bằng cách hữu hiệu nhất nhằm thu hút sự quan tâm của ta”

Hệ thống quản lý của các công ty, tổ chức đều có khả năng cảnh báo “đau” khi có những tác động từ bên ngoài, sự giống nhau của một tổ chức và một cơ thể là khi có bất kỳ một tác động nào đến cơ thể (nói chung cho cơ thể vật lý và cơ thể tổ chức) là khi có tác động từ bên ngoài vào bất kỳ thành phần nào của tổ chức (cá nhân của một tổ chức hay các bộ phận thụ cảm của cơ thể) thì tín hiệu được chuyền đến cơ quan thần kinh và ở đó, mỗi tác động được gán cho một ý nghĩa và với ý nghĩa được gán đó, hệ thần kinh trung ương sẽ quyết định cách mà cơ thể sẽ phản ứng như thế nào đối với tác động đó và dựa trên kinh nghiệm đã có của tác động mà hệ thần kinh quyết định việc có coi đó là đau khổ hay không để phản ứng tự vệ thích hợp.

Cũng như trong cơ thể, việc cắt tín hiệu truyền cơn đau (ví dụ như paracetamol không phải là thuốc giảm đau theo đúng từ hay dung mà thực ra là chất cắt tín hiệu đau bằng cách tác động vào điểm truyền thông tin đau, khiến cho việc đau vẫn diễn ra (vẫn sung, nóng, đỏ) nhưng tín hiệu đau không truyền được đến cơ quan thần kinh, do đó việc phản ứng từ cơ quan thần kinh bằng các dấu hiệu sốt, mệt… không diễn ra, điều này làm cho các phần khác trong cơ thể vẫn hoạt động bình thường mặc dù cơn đau vẫn diễn ra tại một điểm ngoài cơ quan thần kinh.

Hệ quả của việc giảm đau trong một tổ chức cũng giống như trong cơ thể, có hai hướng của ảnh hưởng:
–      Hướng 1 làm giảm tác động lên toàn bộ tổ chức khi có một bộ phận bị ảnh hưởng, khi đó, toàn bộ tổ chức vẫn hoạt động bình thường vì không có thông tin gì về bộ phận bị đau đó, và trên thực tế, bộ phận đó đã được tách ra khỏi cơ thể chung, tách ra khỏi tổng thể – cũng như trong cơ thể: khi cảm giác đau không còn thì bộ phận đó không còn là một nữa – ví dụ như một người ăn một cái bánh, khi cắn cái bánh đó thì không thấy cái bánh bị đau vì cái bánh không phải là một phần của thân thể họ. Điều này giúp toàn cơ thể vẫn tiếp tục hoạt động bình thường và giúp việc điều chỉnh bộ phận bị đau được dễ dàng hơn – tác dụng của thuốc tê, thuốc mê trong các trường hợp phải phẫu thuật cũng như vậy, và đây là một tác dụng cần thiết CHỈ KHI có các hoạt động điều chỉnh ĐANG DIỄN RA và được điều khiển bởi một nhà chuyên môn, có khả năng thực hiện nghiệp vụ đó.

–      Hướng 2 là làm xấu đi khả năng hoạt động của bộ phận bị đau khi KHÔNG LÀM GÌ mà chỉ đơn giản là tắt tín hiệu báo đau của hệ truyền tin, khi đó, không chỉ bản thân bộ phận bị đau không còn kết nối được với tổng thể và với bộ phận thần kinh điều khiển cao nhất, mà còn khiến cho các tín hiệu đau khác của các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng khi không thể truyền tín hiệu đau tương tự trong khoảng thời gian đó về thần kinh trung ương. Nếu tiếp tục cắt tín hiệu thì khả năng dễ xảy ra nhất là bộ phận bị đau sẽ không còn coi mình là một thành phần của tổng thể – nguyên nhân chính là do hệ thần kinh không có các phản ứng bảo vệ để giữ bộ phận bị đau đó còn là một phần của tổng thể – điều này CHỈ TỐT khi biết rõ là phải làm như vậy, cũng như ví dụ về phẫu thuật – việc tắt cảnh báo đau là cần thiết khi phải cắt bỏ một phần thân thể khi quyết định là phải làm như vậy. Ngược lại thì giống như trường hợp của bệnh nhân phong, họ không hề muốn mất ngón tay, ngón chân nhưng không biết là ngón tay ngón chân bị nguy hiểm, bị đau vì không có tín hiệu đau từ các bộ phận đó, do đó cơ thể không phản ứng bảo vệ hoặc tệ hơn nữa là tự đưa các bộ phận đó vào những trường hợp nguy hiểm dẫn đến bị huỷ hoại, hoại tử hay đơn giản là không làm gì (chuột cắn đứt tay khi ngủ chẳng hạn)

25. Xây dựng một hệ thống cảnh báo đau trong quản lý
Đau – món quà không ai muốn (Bs Paul Brand – chuyên gia về giải phẫu tay và bệnh phong)
Điều đó xảy ra đối với mỗi chúng ta – không ai muốn đau, nhưng cũng không ai muốn bị tàn phế vì không biết đau là gì, do đó việc không thích cảm giác bị đau (vì hệ quả của nó là đau khổ xảy ra trong tâm trí chứ không phải bản thân cảm giác đau) có thể dẫn đến việc không thích nhận các tín hiệu đau từ cơ quan truyền dẫn thông tin, hay nói cách khác là thích sử dụng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp đau hay SỢ BỊ ĐAU.

Trên thực tế, việc “tắt cảnh báo đau” thường xảy ra ở các đơn vị có người đứng đầu không ý thức được vai trò và ý nghĩa của hệ thống cảnh báo đau
Khi người đứng đầu (hệ thần kinh trung ương) không quan tâm đến việc “đau” thì người đó sẽ đưa tổ chức của mình đến việc tự huỷ hoại như trong trường hợp của bệnh nhân phong – hay nói cách khác thì đó là một tổ chức bị bệnh phong!

Có ai muốn mình bị bệnh phong???
–      Dấu hiệu của việc chưa bị bệnh là vẫn còn thấy đau
–      Vậy còn bị đau là chưa bị bệnh phong.
–      Nhưng không ai muốn mình bị bệnh phong cả.

Có ai muốn mình bị đau???
–      Không ai muốn mình bị đau
–      Nếu không bị đau thì bị bệnh phong đi, sẽ không thấy đau ngay cả khi bị cắt tay chân!!!
–      Nhưng cũng không ai muốn mình bị mất từng phần thân thể, ngay cả khi việc đó làm mình không bị đau.

Có ai muốn vừa bị phong vừa bị đau???
–      không ai muốn điều này cả

Có ai muốn vừa không bị đau vừa không bị phong???
–      ai cũng muốn điều này cả

VẬY LÀM SAO ĐỂ VỪA KHÔNG BỊ ĐAU VỪA KHÔNG BỊ BỆNH PHONG?

Câu hỏi là có ai muốn bị đau?
Thực ra câu hỏi đúng là có ai muốn khổ?
Nếu bị đau mà không khổ thì đau thì đau chứ có sao đâu?

Vấn đề là không bị “đau khổ” khi đau chứ không phải là không bị đau, do đó việc cần làm là ở thái độ đối với cơn đau để không bị đau khổ khi đau chứ không phải là cắt việc báo tin bị đau ở đâu!

Nghĩa là, điều ai cũng muốn là: trong một tổ chức, vừa phải bảo toàn sự toàn vẹn của các bộ phận trong tổ chức vừa đảm bảo lãnh đạo của tổ chức không bị đau khổ vì việc liên tục phải điều phối việc chống lại các cơn đau thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức của mình; mà việc các bộ phận thường xuyên bị đau là việc tất nhiên – do quá trình tương tác liên tục của các bộ phận với môi trường bên ngoài và do sự thay đổi liên tục của chính bản thân tổ chức. Nhớ rằng: thay đổi là bản chất của cuộc sống – chỉ khi nào một tổ chức chết thì tổ chức đó mới ngừng thay đổi: hãy nhìn dòng máu: có khi nào máu ngừng chảy? có khi nào máu ngừng việc liên tục thay đổi trạng thái của nó: cho và nhận oxy, chất dinh dưỡng, các tế bào máu sinh ra và chết đi liên tục… vậy có ai muốn sự thay đổi ngừng diễn ra?

Nếu chấp nhận sự thay đổi là bản chất của cuộc sống thì phải chấp nhận đau là dấu hiệu của cuộc sống đang diễn ra

Vậy đau là chuyện hàng ngày, hay đúng ra là hàng giờ, hàng phút, hàng giây…
Giải pháp chúng ta tìm kiếm là chấp nhận đau, đối diện với đau mà không thấy khổ sở vì nó, sử dụng các tín hiệu đau để liên tục hoàn thiện tổ chức theo hướng không bị đau vì đau chính là dấu hiệu báo về sự cần thay đổi để thích nghi với môi trường – khi không còn đau ở một bộ phận tức là bộ phận đó đã thích nghi được với môi trường  – khi đó tiếp tục xử lý đau ở bộ phận khác… và cứ liên tục như vậy, đó là sự sống!

Xây dựng hệ thống cảnh báo đau như thế nào trong một tổ chức?

KHÔNG CẦN XÂY DỰNG – bản thân mỗi người trong tổ chức đã là một điểm thụ cảm và đó là điểm cảnh báo đau của chính tổ chức đó

Điều cần làm là xây dựng một thái độ đối với cơn đau
–      Không phủ nhận
–      Không che dấu
–      Không sử các liệu pháp giảm đau khi không cần thiết
–      Bình tĩnh chấp nhận, đối diện, phân tích và nhìn được bản chất của cơn đau, biết rõ nguồn gốc và các tác nhân gây
–      Cơn đau nhỏ sẽ tự điều chỉnh trong sự quan sát của lãnh đạo.
–      Cơn đau lớn cần có sự tham gia/can thiệp của nhà chuyên môn

Theo bác sỹ Paul Brand thì “thái độ mà chúng ta xây dựng từ trước có thể quyết định đến việc đau khổ có thể ảnh hưởng đến ta như thế nào khi nó xảy ra”

Thái độ của một tổ chức – được xây dựng bởi người lãnh đạo của tổ chức đó. Người lãnh đạo phải xây dựng được văn hoá tổ chức (văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty, văn hoá đơn vị…) theo hướng có sẵn các giải pháp cho những trường hợp đã biết (thể hiện bằng các qui tắc, qui định, hướng dẫn nội bộ, tiểu chuẩn ứng xử…) và hơn thế nữa, phải xây dựng các nguyên tắc ứng xử cho những trường hợp chưa từng có kinh nghiệm – hay nói cách khác là chưa từng xảy ra – văn hoá này nên bao gồm khả năng bình tĩnh trong ứng xử, tôn trọng mỗi cá nhân, coi mọi thông tin có tầm quan trọng như nhau, không phân biệt đâu là thông tin tốt và đâu là thông tin xấu.

Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho một tổ chức có khả năng bị bệnh phong là
–      Thông tin không đến được người cao nhất
–      Thông tin bị tắc nghẽn ở một vài điểm mà ở điểm đó, có tác động của “thuốc” chỉ cho các thông tin có lợi, dễ nghe lọt qua
–      Một vài vị trí lãnh đạo không thích bị “đau” không phải vì bản thân sự việc xảy ra mà vì hậu quả xảy ra – dấu hiệu cần quan tâm là vị trí lãnh đạo đó không chấp nhận sự thật để đối diện với sự thật, qua đó tìm các giải quyết mà chỉ muốn bưng bít thông tin hoặc ngăn cản không cho thông tin được xuất hiện bất chấp việc có sự kiện xảy ra.
–      Bất mãn xảy ra ở một bộ phận và nảy sinh xu hướng tách rời khỏi tổng thể của tổ chức MÀ lãnh đạo của tổ chức không biết hoặc biết mà vô cảm, không thấy sự cần thiết và cũng không có cảm xúc về sự tách rời hoặc xu hướng tách rời đó của một người hoặc một bộ phận trong tổ chức của mình.

Thuan Gmail
0943-191-386
thailam1331@gmail.com

You may also like

Leave a reply