Buổi sinh hoạt chuyên đề Thiền và thai phụ

Ấm trà dịch lý

Kiểm Soát là gì?

Theo công thức Hữu Thường cách lập quẻ theo thời gian và không gian thì mọi thời điểm sống động của Vạn-Hữu đều diễn ra theo luật Cấu Tạo Hóa Thành được hình hiển lần lượt qua các bộ mặt của 64 Dịch Tượng. Theo công thức Hữu Thường thì mỗi giờ âm lịch (giờ Tý,giờ Sửu…. ) chúng ta đều an được các Dịch Tượng Chánh – Hộ – Biến và trong giờ ấy thì mọi động tĩnh, biến động, sinh hoá, thay đổi lớn nhỏ từ Vô-Hữu Hình đều diễn ra theo Ý Dịch Tượng Chánh-Hộ-Biến.

Chúng ta phải rà soát mọi sự biến động xung quanh mà ta nghe thấy cảm nhận được, rồi kiểm lại xem có hợp với ý nghĩa của Dịch Tượng trong giờ ấy không ?

Cũng từ phương pháp này chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều Nghĩa và Lý của từng Dịch Tượng, từ đó sở học của chúng ta ngày càng thêm tinh tấn và uyên bác. Đây cũng là trách nhiệm của kẻ hậu học của chúng ta nhằm để loài người mau sáng tỏ Đạo Lý để có cuộc sống được tiến bộ và hạnh phúc hơn.

Bài Kiểm Soát Ý Tượng Dịch qua buổi nói chuyện của Bác Sĩ: Đỗ Hồng Ngọc và Giáo Sư Trần Văn Khê

THIỀN GIÚP ÍCH GÌ CHO THAI PHỤ ?

SGTT.VN – Quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý thai phụ. Vậy, thiền giúp ích gì cho thai phụ? Buổi sinh hoạt chuyên đề Thiền và thai phụ, báo cáo viên là BS Đỗ Hồng Ngọc sẽ diễn ra từ 8g30 – 10g30 ngày 18.9.2011 tại số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Chương trình còn có phần giao lưu cùng GS.TS Trần Văn Khê về thai giáo bằng âm nhạc dân tộc.

Thời gian buổi hội thảo diễm ra từ 8:30am đến 11:40am.

1/. Giờ Thìn ( 8:30 – 9:00) : Thiên Thủy Tụng – Thiên Địa Bỉ :

Giờ này phù hợp với sinh hoạt chủ đề “Thiền và Thai phụ”. Khách tham dự phần nhiều là các bà mẹ đang mang thai, những người quan tâm đến phần trình bày của “hai cây đại thụ” trong y khoa : Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và trong âm nhạc dân tộc : Giáo sư Trần Văn Khê

Dự kiến là 8:30 bắt đầu chương trình, nhưng mọi người tuần tự đến đăng ký tham gia nên chương trinh bắt đầu khoảng 9 giờ‎

2/. Giờ Tỵ ( 9:00 – 10:59) : Thiên Sơn Độn – Thiên Phong Cấu – Thiên Địa – Bỉ:

☰ ☰ ☰

☶* ☴ ☷

­­­­­Độn Cấu Bỉ

Mở đầu chương trình là phần trình bày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Đầu tiên, bác sĩ đưa ra một ví dụ đố vui để dẫn dắt (Cấu) mọi người có cái nhìn đôi khi trong cuộc sống có những điều vốn rất đơn giản, nhưng do ta suy nghĩ phức tạp (Độn) hóa vấn đề nên thấy khó khăn (Bỉ). Có những điều rất hạnh phúc và bình thường vẫn hiện diện xung quanh cuộc sống của ta nhưng ta vẫn cứ mãi đi tìm ở chốn nào xa xôi khó với tới. Từ một câu chuyện thật của bác sĩ bị một cơn bệnh tai biến quật ngã (Bỉ) ông cách đây khoảng 12 năm (Độn), giữa lằn ranh của cái chết (Bỉ) và sự hồi sinh, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Kiền:☰) nhận ra Thiền là một phương pháp đem lại cân bằng thân và tâm rất hiệu quả. Theo phương pháp thở (Tốn) bụng (Khôn) của người thầy của mình là bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thì bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho rằng thiền là một việc làm rất đơn giản chứ không cao siêu khó hiểu (Bỉ) như nhiều môn phái thiền khác như của : Soho, Suzuky, Datlailama,….

Đầu tiên, bác sĩ nói về tâm sinh l‎ý khi có thai (Độn) , người phụ nữ sẽ gặp những khó khăn do lo âu, trầm cảm, thay đổi tâm lý (Bỉ) liên quan đến gia đình và xã hội. Nếu có sự tìm hiểu rõ về việc mang thai và sinh nở là một sinh l‎ý hết sức bình thường, người mẹ sẽ bớt lo âu (Độn – Bỉ) và sẽ tốt cho sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ cũng đưa ra một vài so sánh thú vị mà ai cũng có thể thấy được: Ngày xưa các bà mẹ mang thai (Độn) và sinh con không có nhiều điều kiện và hỗ trợ y khoa như bây giờ, mà sinh thì cũng có khi được” một chục đứa” khỏe mạnh, khôn lớn tới giờ. Ngày nay, các phương tiện, vật chất và y khoa rất thuận tiện cho bà mẹ sinh con, nhưng vẫn có nhiều thường hợp sanh khó hơn ( Bỉ ).

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc “một vòng đời được bắt đầu (Kiền:) bằng một hơi thở (Tốn: ☴). Khi một em bé vừa được sinh ra đời, ngay phút giây đầu tiên rời khỏi bụng mẹ (Bỉ), chạm vào không khí (Cấu), em bé đó đã bắt đầu vay mượn tạo vật chung quanh bằng một hơi thở vào (Cấu). Hơi thở đầu tiên của con người chính là hơi thở vào (Cấu). Em bé thở (☴)bằng bụng (☷), chứ không thở bằng ngực như xưa nay ta hay lầm tưởng. Chính cái hít vào (☴)đầu tiên () đó, như một kích thích (Cấu: gây bất trắc, xáo trộn) buồng phổi hoạt động lần đầu, cơ hoành tạo ra áp suất lần đầu tiên cho em bé cất tiếng khóc nhân sinh lần đầu. Một vòng đời bắt đầu bằng một hơi thở vào (Cấu), khi kết thúc lại là một hơi thở ra (Bỉ). Em bé giờ đã là ông già (), trả lại cho cõi nhân sinh những gì mình mang nợ. Sinh (Cấu) tử (Bỉ) có gì đâu, chỉ là hơi thở thôi mà. Nhưng mấy ai nhận ra điều đó. Chỉ cần nhận diện ra mình đang thở (☴) là biết mình đang còn sống (). Thấy được mối liên kết hữu hào giữa Người và Vạn Vật chỉ là một hơi thở .” (trích từ website :www.dohongngoc.com)

Bài vè 12 câu về thở bụng của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện :

Thót bụng(Độn) thở ra (Bỉ)

Phình bụng () thở vào (☴)

Hai vai (☶)bất động (☷)

Chân (☴)tay thả lỏng(☷)

Êm chậm sâu đều (☷)

Tập trung theo dõi (Cấu)

Luồng ra luồng vào (☴)

Bình thường qua mũi (☶)

Khi gấp qua mồm(Cấu)

Đứng() ngồi (☶)hay nằm(☷)

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được !

( trích từ website: www.dohongngoc.com )

Luận quẻ : Trong giờ này ta thấy sự vật biến chuyển theo quẻ Độn – Bỉ : Từ lúc người mẹ mang thai (Độn) gặp những khó khăn, vất vả trong lúc mang nặng, đến khi đứa bé ra đời (Bỉ ) thì bắt đầu cuộc đời mới bằng một hơi thở (Cấu). Khi con người kết thúc vòng đời (Độn/ thoái dã) thì cũng là lúc kết thúc bằng hơi thở ra (Bỉ/ tắc dã ).

Tóm tắt nội dung trong giờ tượng Độn – Cấu – Bỉ:

  • – Các bà mẹ mang thai (Độn) – gặp (Cấu) – BS () nói về nổi – lo lắng, khó khăn (Bỉ).
  • – Lúc quá khứ (Độn) – BS () gặp (Cấu) – cơn bệnh tai biến (Bỉ).
  • – Gặp phương pháp thở (Cấu) và đeo đuổi suốt đời(Cấu).
  • – Thai nhi (Độn) – rời bụng mẹ (Bỉ) – bằng hơi thở vào () ở bụng (☷: bụng).
  • – Kết thúc cuộc đời (Độn) – bằng hơi thở ra (Bỉ).

3/. Giờ ngọ: từ 11:00am đến 11:40am ( Thiên Địa Bỉ & Phong Địa Quan ) :

Giáo sư Trần Văn Khê tham gia buổi tọa đàm với thời gian ít hơn nhưng vẫn mang lại cho người tham gia một vài khái niệm thú vị giữa âm nhạc và thai giáo.

Trước đây, các bà mẹ khi mang thai thường được khuyến khích nên cho thai nhi (Bỉ: nhân vật gián cách) nghe (Quan) nhạc của Mozart hay Bethowen (Bỉ: xa lạ), các bản nhạc giao hưởng quốc tế sẽ giúp cho trẻ sau này thông minh hơn. Tuy nhiên, các bản hòa nhạc đó không hoàn toàn thực sự thích hợp cho thai nhi. Khi người ta làm thử nghiệm (Quan) cho một nông trại nuôi bò sữa nghe (Quan) những bản nhạc như trên thì không có con bò nào tiết ra sữa (Bỉ), thậm chí một số bản hòa nhạc với tiết tấu nhanh (Quan) thì các con bò cũng bị tắt sữa (Bỉ) luôn. Tương tựa khi cho thai nhi nghe nhạc như vậy với tiết tấu mạnh và hùng tráng, thì qua siêu âm cho thấy thai nhi có phản xạ lấy tay che ngang mặt. Như vậy, do lợi ích thương mại mà các công ty sữa nước ngoài quảng cáo, và cho đến nay cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào xác nhận việc khi các bà mẹ mang thai mà cho nghe các bản hòa nhạc trên thì đứa bè sẽ thông minh hơn những đứa trẻ khác.

Trong khi đó với điệu Nam Xuân của nhạc dân tộc Việt Nam (Thái: quen biết), khi được đánh lên với tiết tấu nhanh thì làm cho người nghe cảm thấy vui tai, nhưng khi đánh với tiết tấu (Lâm) chậm và ngân dài thì người nghe sẽ cảm thấy êm dịu, nhẹ nhàng và thư thái (Thái: điều hòa) . Giáo sư (Lâm)cũng yêu cầu mọi người thực tập theo để cảm nhận được điều này. Và như vậy, giáo sư khuyến khích các bà mẹ (Lâm) nên nhìn thấy ích lợi của nhạc dân tộc (Thái) trong thai giáo mà sử dụng cho phù hợp hơn là chạy theo phong trào khuyến khích nghe nhạc của ngoại quốc, mà điều đó chưa chắc phù hợp với người Việt Nam, đặc biệt cho thai nhi.

Luận quẻ : Phần tọa đàm của Giáo sư Trần Văn Khê tuy ngắn ngủi nhưng mở ra một góc nhìn (Quan) mới về ích lợi của âm nhạc dân tộc trong thai (Bỉ) giáo. Qua đó, nếu các nhà kinh doanh thương mại trong nước cũng hiểu và nhìn thấy điều này thì đây quả là một cơ hội: không những đem lợi ích cho các bà mẹ và thai nhi (Lâm) mà còn lợi ích cho việc quảng bá (Lâm) cái hay của âm nhạc dân tộc (Thái). Hiện tại, trên thị trường chưa có album (Lâm) nhạc dân tộc (Thái) nào được biên soạn theo hướng này. Giáo sư Trần Văn Khê cũng có gợi ý (Thái) qua buổi tọa đàm này, nếu có ‎đơn vị nào muốn thực hiện một album chuyên biệt (Lâm) nhạc dân tộc (Thái) cho thai giáo thì Giáo sư (Lâm) có thể giúp cho việc định hướng về sự hiểu biết về chuyên môn (Thái).

Tóm tắt nội dung trong giờ Bỉ – Quan và đối đãi Thái – Lâm

Thai nhi nghe biết (Quan) gián tiếp (Bỉ) qua người mẹ.

Qua thực nghiệm nghe (Quan) nhạc các giai điệu nhanh mạnh hùng tráng (Bỉ) thai nhi lấy tay che ngang mặt (Bỉ).

Khi cho bò sữa nghe (Quan) nhạc hùng mạnh thì sữa bị tắt (Bỉ).

Giáo Sư khuyên các bà mẹ (Lâm) nên chọn âm nhạc dân tộc quen thuộc, có âm hưởng êm dịu nhẹ nhàng thư thái (Thái) sẽ tốt cho thai giáo (Lâm).

Giáo Sư (Lâm) gợi mở (Thái) giúp các doanh nghiệp hiểu biết (Thái) chuyên môn để lập các album âm nhạc về thai giáo (Lâm).

Trong giờ Bỉ – Quan Ứng tượng hữu thường Bỉ – Quan và cả tượng đối đãi lại là Thái – Lâm.

Kiểm soát ngày 18/09/2011 ( Giờ Trạch Thiên Quải và Lôi Thiên Đại Tráng)

Chia sẻ cùng các bạn

Minh Trâm

You may also like

Leave a reply