Việc học Anh Văn – Biến Động theo tượng Đỉnh – Vị Tế

Ấm trà dịch lý

Nhóm chúng tôi gồm năm người, đã làm chung với nhau trong ngành xây dựng (Đỉnh:xây, trồng ) hơn 5 năm nay, bây giờ thì không còn làm chung nữa (Vị tế: nửa đường, nửa chừng) nhưng vẫn còn chơi chung nhóm với nhau (Đỉnh:đứng được, cặm đứng, vững chắc) khá thân thiết.

Chúng tôi dự định cùng nhau (Đỉnh:ước hẹn, hứa hẹn) đi học lại Anh văn (Đỉnh: rèn luyện, học) từ giữa tháng 7 năm 2011, nhưng chưa đến khóa mới (Vị tế: chưa xong) nên phải chờ (Đỉnh: nung đúc, chờ đợi) đến hơn giữa tháng 8 năm 2011 mới có thể bắt đầu học được (Đỉnh:học).

Còn ít ngày nữa là đi học thì thì 2 người trong nhóm thông báo khóa này không đi học được (Vị tế: nửa chừng, mất) vì bận việc (Đỉnh: đang rèn luyện) . 3 người còn lại (Vị tế: nửa phần ) vẫn quyết định (Quải: quyết định) học.

Đến ngày học (ngày 24-07-2011 AL) thì Nam thông báo buổi học đầu tiên (vào 18h30 phút chiều nay – Giờ Dậu) sẽ vắng mặt (Vị Tế) vì bận việc (Đỉnh: đang rèn luyện), nhưng Nam hứa cố gắng (Đỉnh: hứa hẹn) thu xếp công việc để đi học.

Chiều, 17h03 phút (vừa bước sang Giờ Dậu) Nam thông báo chính thức không đi được (Vị tế: thất bại). Như vậy chỉ còn 2 người (Vị tế: nửa phần) là tôi và Cường sẽ đi học buổi đầu tiên mà thôi. Tôi gọi điện cho Cường thông báo việc Nam vắng mặt và đề nghị (Quải: quyết định) Cường xin Thầy hoãn buổi học đầu tiên, đợi lúc nào đủ 3 người sẽ đi học luôn (vì Cường là người trực tiếp giao dịch với Thầy về lớp học này). Cường nói 2 người vẫn cứ đi học đi (Quải: quyết định, kiên quyết) – “Không sao đâu, Thầy rất tâm huyết (Quải: quyết dã) và cũng là chỗ quen biết với gia đình Cường”.

Tôi chưa biết Thầy và cũng chưa biết nhà Thầy (chỉ biết nhà Thầy ở đường Nguyên Hồng, Quận Bình Thạnh mà thôi). Chiều nay tôi đang ở Quận 1, tôi dự định (Đỉnh: định dã, ý định) quay về nhà trước (ở đường Quang Trung – Gò Vấp) để lấy tập viết rồi mới đến nhà Cường để cùng đi (Tốn ☴: nhập vào), nên từ 17h30 phút tôi đã bắt đầu đi – dự trù kẹt xe vì giờ này đã vào giờ cao điểm (Đỉnh).

Tôi đi đường Hai Bà Trưng, qua ngã tư Phú Nhuận, vừa vào đường Nguyễn Kiệm một đoạn ngắn thì không thể chạy nhanh nữa (Khảm: hãm dã, hẹp, chật chội) vì xe rất nhiều và có dấu hiệu ùn tắc phía trước (Khảm: kẹt). Tôi vẫn cố len lách để vượt lên (Tốn ☴: chen vào) nhưng đến gần chỗ đường ray xe lửa băng ngang thi thấy xuất hiện một lô cốt – nó bắt đầu ngay sau thanh rào chắn, kéo thành một đoạn khá dài và chiều rộng đường còn lại chỉ khoảng 1/3 (Vị tế: nửa chừng) tạo thành một luồng giao thông hẹp và dài như chiếc ống (Khảm hẹp; Tốn ) làm giảm (Khảm: bóp lại, ít lại) lưu lượng xe và tốc độ lưu thông. Các xe nào đã vào trong đoạn này (Tốn: ☴nhập vào) thì gần như không di chuyển được nữa (Khảm ☵: bắt buộc). Tôi thấy không thể tiếp tục (Vị tế: không xong) đi theo lối này nên quyết định (Quải: quyết dã) chuyển sang hướng khác.

Tôi quay đầu xe lại một đoạn ngắn thì rẽ vào đường Nguyễn Đình Chiểu, dự định (Đỉnh: định dã) sẽ ra đường Thích Quảng Đức rồi trở về lại (Tốn: tới, lui) đường Nguyễn Kiệm (đoạn gần Siêu thị Coop-mart). Nhưng khi ra đến được ngã 3 đường Nguyễn Đình Chiểu – Thích Quảng Đức thì vẫn không đi được (Vị tế: dở dang) vì đường Thích Quảng Đức cũng bị kẹt và ùn tắc (Khảm: kẹt) ở ngay chỗ đường ray xe lửa băng ngang. Tôi lại quay đầu xe và tìm đường chạy dọc theo đường ray xe lửa để trở lại (Tốn: theo lui) đường Nguyễn Kiệm. Mất một lúc sau tôi mới ra đến được đường Nguyễn Kiệm, ngay chỗ đầu lô cốt – không hiểu sao lúc này các xe cũng đã di chuyển được dù rất chậm. Không còn đường lùi, tôi cố len vào (Quải: quyết) đoạn “ống” (Tốn) thật nhanh, dù muốn hay không thì đây cũng là sự lựa chọn không thể nào khác hơn. Chậm, nhưng rồi tôi cũng vượt qua được đoạn “ống” (Tốn). Tôi tăng tốc, chạy một mạch đến ngã 3 Chú Ía (công viên Gia Định) thì không thể (Vị Tế: thất cách) rẽ vào đường Nguyễn Thái Sơn được vì ở đây cũng kẹt cứng xe (Khảm: kẹt), lúc này đã gần 18h rồi. Hình như giờ này – hôm nay cả thành phố đều kẹt xe (kẹt – Khảm). Tôi rẽ vào một đường nhựa nhỏ, tôi nhớ trước đây là đường Lê Lợi, đường này tôi cũng đã đi một vài lần, có thể ra được đường Nguyễn Thái Sơn đoạn gần ngã 3 Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Sơn. Nhưng tôi không nhận ra được phương hướng đi nữa vì khung cảnh rất khác – do thi công dự án “Đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi” nên đơn vị thi công đã giải tỏa một phần (Vị tế: nửa chừng) khu vực này, dựng hàng rào ngăn cách (Khảm: đóng cửa) và phân luồng giao thông mới. Lúc này không phải tôi mà rất nhiều người khác cũng không định hướng đi được (Vị tế: không biết), nhưng tất cả gần như cứ chạy đi đã (Đỉnh – Quải), tất cả đều hy vọng phía trước sẽ có đường đi được (Vị tế: ưu trung vọng hỷ: trong cái lo có cái mừng).

Chạy lung tung, cứ thấy trống đường là chạy – mà thật ra bây giờ không phải là đường nữa mà là những con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, dài hun hút. Cứ chạy và hỏi đường nhưng cũng không làm sao ra được (Vị tế: thất bại) đường Nguyễn Thái Sơn. Nhiều con hẻm tôi đã phải chạy tới chạy lui đến 3 lần (Tốn ☴:theo tới, theo lui), nhiều con hẻm bị hàng rào của dự án “Đường vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi” chặn lại (Khảm:đóng cửa lại), nhiều đoạn chạy dọc theo hàng rào dự án thì “mặt đường” rất gồ ghềkhông có ánh đèn điện (Khảm:gập ghềnh, đen tối, hiểm sâu) dù lúc này mới hơn 18h nhưng trời đã bắt đầu tối (Khảm:đen tối).

Chạy mãi, bất ngờ (Vị tế:Ưu trung vọng hỷ chi tượng: có niềm vui) tôi ra được đường Hoàng Hoa Thám – lúc này thì tôi đã bắt đầu định hướng được, tôi vẫn cố về nhà (Đỉnh:nung nấu, ý định). Tôi chạy ra đường Nguyễn Văn Đậu, sang đường Lê Quang Định để về ngã 6 Quang Trung (ngã 5 Chuồng chó ngày xưa), nhưng đến gần Cầu Hang trong (đường Lê Quang Định) thì lại tắc đường không thể đi được (Vị tế: không xong; Khảm:tắc ngẽn), tôi lại quay trở lại (Tốn:theo tới, theo lui). Lúc này đã gần 18h30 phút rồi, tôi quyết định (Quải: quyết định) không về nhà nữa mà đến thẳng nhà Thầy luôn.

Tôi gọi điện thoại cho Cường để Cường cho địa chỉ nhà Thầy, tôi sẽ tự đến – nhưng Cường lại để mất địa chỉ nhà Thầy rồi (Vị tế: mất). Thế là Cường hẹn gặp (Đỉnh: hẹn) tôi ở ngã 3 đường Nguyên Hồng – Phan Văn Trị, Cường sẽ chờ tôi (Đỉnh: chờ). Tôi chạy trở lại (Tốn:theo tới theo lui) đường Nguyễn Văn Đậu để ra đường Phan Văn Trị, lúc này đường Phan Văn Trị các xe cũng phải nhích từng tí một. Dù nhà gần Cầu Hang ngoài (đường Phan Văn Trị) nhưng Cường lại đến sau tôi do kẹt xe (Khảm:kẹt; Vị tế:không hay, xui), phải chạy lòng vòng (Tốn:theo tới theo lui) trong các con hẻm. Cường gọi điện bảo tôi đứng đợi (Đỉnh:đứng tại chỗ, an định) Cường. Thấy ở ngã 3 đường Nguyên Hồng – Phan Văn Trị có một công viên nhỏ, tôi chạy thẳng đến, chọn một ghế đá trống và xuống xe ngồi chờ Cường (Đỉnh:an định, đứng tại chỗ).

Hơn 5 phút sau Cường mới đến, chúng tôi cùng đi đến (Tốn: lại, nhập vào) nhà Thầy. Nhà Thầy nằm sâu (Khảm:xuyên sâu vào trong) trong một con hẻm của đường Nguyên Hồng, đã lâu Cường không đến nên cũng không nhớ đường, thế là 2 thằng lại chạy tới chạy lui (Tốn: theo tới, theo lui), còn phải gọi điện cho Thầy mới đến được nhà Thầy.

Cuối cùng thì 2 thằng cùng đến được nhà Thầy, nhưng đã trễ (Vị tế:nửa chừng) hơn 20 phút.

Thầy đã 68 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn, khỏe mạnh và rất tâm huyết (Đỉnh: nung đúc). Thầy vẫn dạy (Đỉnh: trồng, xây, dạy) ở các trung tâm nhưng cũng dạy (Đỉnh: trồng, xây, dạy) ở nhà cho người quen. Thầy nói dạy ở nhà mới dạy (Đỉnh: trồng, xây, dạy) theo ý của mình được (Quải: quyết nghị, khai lề lối), còn dạy (Đỉnh: trồng, xây, dạy) ở các trung tâm thì gò bó lắm (Khảm: kềm hãm).

Bài học đầu tiên Thầy nhắc lại (Tốn: theo lên theo xuống, theo tới theo lui) những vấn đề chính, nhưng cũng không trọn vẹn (Vị tế: dở dang, không xong) vì Thầy có việc đột xuất nên phải dừng lại giữa chừng (Vị tế: dở dang, không xong).

Trước khi về Thầy không quên nhắc 2 thằng nhớ về nhà học bài (Đỉnh) và luôn động viên chúng tôi cố gắng ôn luyện (Đỉnh: nung nấu, học, rèn luyện)hẹn (Đỉnh: ước hẹn) chúng tôi thứ 5 nhớ đi học lại (Đỉnh: học).

Ngày 30/9/2011

Trần Minh Trí

(Học viên lớp Dịch Lý

khóa Cơ Bản Triết Dịch và Ứng Dụng 64 quẻ)

☯Tóm tắt câu chuyện trong sự biến động của Tượng Dịch: Đỉnh – Quải – Vị Tế.

Quá khứ:

–       Nhóm năm người bạn làm chung – giờ không còn làm chung nửa (Đỉnh – Vị Tế).

–       Tuy không làm chung – nhưng vẫn còn chơi chung (Vị Tế – Đỉnh).

–       Tuy không làm chung – nhưng quyết định – cùng đi học (Vị Tế – Quải – Đỉnh).

–       Gần đến ngày học – thì gần một nửa (2 bạn)  nhóm từ chối không học (Đỉnh – Vị Tế).

–       Đến ngày học – thì một bạn nữa không đi được (Đỉnh – Vị Tế).

Hiện tại:

–       Đến giờ đi học – đường xá lại bị kẹt xe (Đỉnh – Vị Tế).

–       Đường chính – kẹt nên – chạy vào các ngõ hẻm (Kiền – Khảm – Tốn).

–       Giao thông – kẹt cứng ngắt – quây đầu lại chạy tới lui mấy lần (Kiền – Khảm – Tốn).

–       Ý định về nhà lấy tập vở – cũng không được (Đỉnh – Vị Tế).

–       Kẹt xe quá – đành chờ bạn Cường (Vị Tế – Đỉnh).

–       Địa chỉ nhà Thầy – Cường cũng quên (Đỉnh – Vị Tế).

–       Khi đến nhà Thầy – lại trể giờ (Đỉnh – Vị Tế).

–       Thầy tuy quá tuổi lao động – vẫn còn tâm quyết – dạy học (Vị Tế – Quải – Đỉnh).

–       Buổi học đầu tiên – dừng giữa chừng vì Thầy có việc (Đỉnh – Vị Tế).

Tương lai:

–       Việc học – rồi cũng dở dang (Đỉnh – Vị Tế).

–       Tuy dở dang – nhưng học rất nhiều sự bổ ích (Vị Tế – Đỉnh)

            Trong bất kỳ một Sự Lý nào, khi ta dùng “thấu kính của Lý Dịch” thì sẽ nhận ra ba giai đoạn diễn biến của nó từ Quá khứ – Hiện tại – Vị lai. Từ đó ta có phương án và quyết định ngay từ phút ban đầu để có tinh thần “giải quyết – chấp nhận – bình an” hơn trong cuộc sống.

Như sự lý đi học Anh Văn của anh Trí vừa kể trong Phép Kiểm Soát Ý Tượng Dịch ở trên, thì:

–         Số lượng học viên cũng đi trong cái lý của Đỉnh – Quải – Vị Tế.

–         Trên đường đi đến nhà thầy học buổi đầu cũng trải qua lý Đỉnh – Vị Tế.

–         Buổi học đầu tiên thầy dạy cũng trong cái lý Đỉnh – Vị Tế.

–         Tương lai việc học cũng sẽ trải qua lý Đỉnh – Vị Tế (nhờ anh Trí kiểm soát sau)

Ngày 20/10/2011 giờ Dậu

Quan – Tỷ

Thanh Từ Dịch Học Sĩ

You may also like

Leave a reply