Bước 3: Phương pháp luận đoán qua Chánh và Biến tượng Dịch

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Có hai phương pháp luận chính (còn nhiều phương pháp bất thường khác nữa)
1/ Phương pháp 1- Đồng ( giống) lấy dị (khác) làm luận:
Khi sự lý ( câu hỏi hoặc tình tiết câu chuyện xảy ra) hợp với ý nghĩa 1 trong hai quẻ ( quẻ Chánh hoặc quẻ Biến) thì lấy ý nghĩa của quẻ còn lại trả lời.
Thí dụ: Anh A có đi không? Chánh tượng Biến tượng
☰ ☰
☱* ☳
Lý Vô vọng
Lễ dã Thiên tai dã
Lộ hành Xâm lấn
– Chuyện đi của anh A sẽ gặp thất vọng
=> vậy là anh A không đi
2/ Phương pháp 2 – Dị (khác) thì lấy đồng ( giống nhau) mà quy:
Khi sự lý ( câu hỏi hoặc tình tiết câu chuyện xảy ra) không hợp với quẻ nào hết
thì lấy ý nghĩa của cả hai quẻ nối lại thành một câu nói hợp với nội dung trả lời.
Thí dụ: ngày mai có mưa không ?
☶ ☷
☷ ☷
Bác Thuần Khôn
Lạc dã Nhu thuận dã
Tiêu điều thuận theo mà được lợi
– Mất sự u ám
– Mất u ám là không có mây đen chuyển mưa
=> ngày mai không mưa
Câu hỏi có mưa không ? không hợp với quẻ chánh hay biến gì cả.
Thì ta lấy ý nghĩa của mỗi quẻ vài chữ rồi nối nó lại thành một câu nói có nghĩa
để trả lời cho ý muốn biết.
Mưa không phù hợp với 1 trong 2, nên ta phải lấy ý của một câu nói mang ý
nghĩa của cả hai quẻ thành câu trả lời. “Mất u ám” tức là Trời không mưa.
Thanh Từ